Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh nguy hiểm về răng miệng, có thể ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc răng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Để tìm hiểu thêm về bệnh viêm nha chu. Nha Khoa HAPPY mời tham khảo qua bài viết sau nhé!

1. Bệnh viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nha chu là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm. Viêm nha chu được chia thành hai nhóm chính là viêm lợi và viêm nha chu.

Bệnh viêm nha chu thường rất dễ bị bỏ qua do bệnh diễn tiến thầm lặng.

Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vôi răng, cao răng hình thành do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ ở những mảng bám kẽ răng, cổ răng, viền lợi và gây kích thích nướu, dẫn đến viêm lợi.

Giai đoạn 2: Viêm lợi gây sưng phồng và chảy máu ở lợi, đặc biệt là khi nhai thức ăn hoặc chải răng.

Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu. Đó là những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu.

Giai đoạn 4: Viêm nha chu phá huỷ xương của ổ răng, làm tụt lợi. Khi các tổ chức xung quanh răng không còn chắc chắn sẽ khiến răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng.

Viêm nha chu là bệnh nguy hiểm về răng miệng, có thể ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc răng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Bệnh viêm nha chu là gì?

2. Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu

Bệnh nha chu có thể xuất hiện từ rất sớm ở cả nam lẫn nữ. Khi lợi bị viêm, phần nướu sưng rồi xẹp. Nếu bỏ qua dấu hiệu này vì nghĩ bệnh đã khỏi sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám nha sĩ và điều trị.

Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết là:

• Vôi răng, cao răng đóng thành mảng ở cổ răng.

• Sưng nướu, lợi.

• Chảy máu ở lợi, nướu, đặc biệt là khi chải răng hoặc nhai thức ăn.

• Đè vào vùng nướu, lợi bị sưng có thể thấy dịch mủ chảy ra.

• Hôi miệng.

• Khi nhai thức ăn thấy răng không bình thường, răng bị lung lay.

• Răng thưa do bị di lệch.

3. Nguyên nhân của bệnh nha chu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu, trong đó có thể kể đến như:

– Vệ sinh răng miệng kém: Các mảng bám thức ăn bám vào răng, tích tụ lâu ngày khiến vi khuẩn phát triển, tạo vôi răng, gây viêm nướu, sưng đỏ nướu, chảy máu chân răng.

– Thói quen không khám răng và cạo vôi răng định kỳ: Thói quen này khiến vôi răng bám vào răng ngày càng dày, vi khuẩn tích tụ, xâm nhập gây viêm nướu, hư men răng.

– Hút thuốc lá thường xuyên: Làm tăng mức độ nặng và lan rộng bệnh vùng quanh răng, có nguy cơ viêm lợi, có nhiều mảng bám, mắc cao răng dẫn đến viêm nha chu.

– Người có thói quen dùng vật nhọn xỉa răng làm cho vùng khoang miệng dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, hở răng, vi khuẩn tích tụ.

– Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì).

– Hệ miễn dịch kém như: người mắc các bệnh về tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn, béo phì,…

Viêm nha chu là bệnh nguy hiểm về răng miệng, có thể ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc răng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.

4. Cách điều trị bệnh nha chu

Để hiểu được liệu răng bị viêm nha chu có chữa được không và làm thế nào để điều trị dứt điểm, bạn cần đọc kỹ các phần nội dung phía dưới đây:

4.1. Điều trị khẩn cấp viêm nha chu

Khi phần nướu răng xuất hiện khối áp xe hoặc niêm mạc lợi bị viêm thì cần điều trị khẩn cấp. Cách nhanh chóng là dùng ngay thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để tạm thời ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên đây chỉ là cách dùng tạm, bệnh vẫn sẽ tái phát.

Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

Bôi trực tiếp thuốc chống viêm lên phần mắc viêm nha chu.

Cạo vôi răng tại nha khoa chuyên nghiệp

Nhổ bỏ những răng không còn khả năng giữ lại

Cố định những răng đang trọng tình trạng lung lay

4.2. Điều trị phẫu thuật với bệnh viêm nha chu

Đây là cách thức nên áp dụng trong trường hợp đã sử dụng các phương pháp trị viêm nha chu cấp (nhẹ/nặng) khác nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc không khỏi:

– Phẫu thuật làm nhỏ túi nha chu: Bác sĩ sẽ làm nhỏ các túi nha chu sau đó làm sạch mảng bám trên răng.

– Phẫu thuật tái tạo: Bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn túi nha cho. Mô và xương nha chu sau đó sẽ tự tái tạo lại.

– Phẫu thuật ghép mô mềm: Công dụng của phẫu thuật ghép mô mềm chính là hạn chế tình trạng tụt lợi và thúc đẩy phục hồi các bộ phận xung quanh răng. Phẫu thuật này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ ê buốt, giữ được thẩm mỹ đường viền nướu cho răng.

 

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu

– Đánh răng theo chiều dọc hoặc theo chiều xoay chiều bằng bàn chải mỏng, dẹt, lông mềm sợi nhỏ. Đánh răng theo chiều ngang rất dễ gây ra chảy máu chân răng và làm mòn men răng.

– Sau mỗi bữa chính thì nên đánh răng ngay để vi khuẩn không có cơ hội tích tụ.

– Bỏ hẳn thói quen dùng tăm xỉa răng, thay vào đó là dùng chỉ nha khoa.

– Các mảng bám có thể tồn tại khắp khoang miệng, vì vậy nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ những mảng bám đó.

– Ăn ít đồ ngọt, tránh xa các chất kích thích

– Thăm khám nha khoa để kiểm tra răng miệng mỗi sáu tháng một lần.

Lời kết

Bệnh nha chu là một bệnh lý nguy hiểm cho người mắc phải, vì thế bạn cần duy trì thói quen đánh răng, làm sạch kẽ răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để có có một hàm răng sạch khoẻ nhé!

Mọi thắc mắc thông tin liên hệ  Nha Khoa HAPPY để nhận hỗ trợ. Hoặc nhanh tay gọi điện tới 03 37 37 97 37 để được giải đáp và tư vấn miễn phí nhé!

Rate this post

NHA KHOA HAPPY – Tự Tin Tỏa Sáng – Thay Đổi Vận Mệnh
?Hotline: 0337379737
Rate this post


Bài viết liên quan