Trám răng là phương pháp phục hình răng phổ biến nhất hiện nay cách thực hiện đơn giản và chi phí không cao. Là một giải pháp hoàn thiện giúp phục hồi răng về cả phương diện chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên đây cũng là kỹ thuật tương đối phức tạp vì có yêu cầu cao ở người bác sĩ sự tỉ mỉ, khéo tay.
2. Nên đi trám răng khi nào
♦ Trám răng bị sâu
Bác sĩ dùng vật liệu trám để bít các lỗ sâu răng chặn thức ăn, vi khuẩn và ngăn ngừa tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hóa chất hủy hoại tủy răng.
♦ Trám răng bị mòn
Do bạn dùng bàn chải lông cứng đánh quá mạnh khiến cho lớp men răng bị khuyết đáng kể để lộ lớp ngà gây nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
♦ Trám răng phòng ngừa
Đối với trẻ có nguy cơ sâu răng cao có thể chỉ định trám phòng ngừa.
♦ Trám răng bị gãy vỡ
Do các trường hợp chấn thương và khiến răng bị vỡ, mẻ trám răng giúp khôi phục hình dáng ban đầu.
3. Vật liệu trám răng
Một số vật liệu phổ biến ở Nha Khoa HAPPY
Trám vàng
Ưu điểm
Nhược điểm
√ Độ bền – kéo dài ít nhất 10 đến 15 năm
√ Thường lâu hơn; không ăn mòn
√ Sức mạnh – có thể chịu được lực nhai
× Chi phí thấp
× Yêu cầu ít nhất hai lần đến văn phòng để đặt.
× Bệnh nhân không thích vật liệu trám “có màu” bằng kim loại.
Trám hỗn hợp bạc Amalgam
Ưu điểm
Nhược điểm
√ Độ bền – chất liệu trám bạc tồn tại ít nhất từ 10 đến 15 năm.
√ Thường tồn tại lâu hơn chất liệu trám composite.
√ Sức mạnh – có thể chịu được lực nhai.
√ Chi phí – có thể ít tốn kém hơn so với trám răng bằng composite.
× Tính thẩm mỹ kém.
× Phá hủy cấu trúc răng nhiều hơn.
× Vết nứt và gãy.
× Phản ứng dị ứng – một tỷ lệ nhỏ người, khoảng 1%.
Vật liệu tổng hợp
Ưu điểm
Nhược điểm
√ Màu vật liệu trám tương đồng chặt chẽ với màu răng hiện có.
√Liên kết vi cơ học với cấu trúc răng, hỗ trợ thêm.
√ Tính linh hoạt
× Độ bền kém.
× Các chuyến thăm bổ sung
× Sứt mẻ
6. Quy trình trám răng tại Nha Khoa HAPPY
Dưới đây là những bước điều trị của quy trình trám răng tại Nha khoa HAPPY như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
»»» Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám.
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
»»» Tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng lưu giữ của miếng trám
Bước 3: So màu răng
»»» Quy trình trám răng thẩm mỹ tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng.
Bước 4: Đặt khuôn trám
»»» Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu.
Bước 5: Tiến hành thực hiện trám răng
»»» Thực hiện quy trinh tram rang qua các bước tiêu chuẩn.
Bước 6: Kiểm tra lại
»»» Chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.
Bước 7: Hoàn thiện quy trình hàn răng
»»» Đánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ.
Tái khám 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý răng kịp thời nhằm tìm cách khắc phục hiệu quả. Mọi thắc mắc thông tin liên hệ fanpage Nha Khoa HAPPY để nhận hỗ trợ. Hoặc nhanh tay gọi điện tới 0337379737 để được giải đáp và tư vấn miễn phí nhé!
}
}
Tại sao bạn nên chọn Nha khoa Happy để trám răng
Nha Khoa HAPPY chính là địa chỉ hàn trám răng giúp bạn có được kết quả thẩm mỹ răng hài lòng với hàm răng đều đẹp, không còn khuyết điểm.
♥ Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao với nhiều năm kinh nghiệm
Các bác sĩ được đào tạo chuyên môn bài bản, giàu kinh nghiệm và có thời gian làm việc tại nước ngoài.
♥ Được trang bị máy móc hiện đại
Bên cạnh đó, tại đây cũng thực hiện phương pháp hàn trám răng bằng công nghệ Laser hiện đại, qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phục hình răng.
♥ Đảm bảo vệ sinh an toàn
Nha khoa Happy đảm bảo yếu tố vô trùng cao khi trang bị hệ thống máy phun sương ANIOS hiện đại và lò hấp khử trùng dụng cụ.
Các vấn đề có thể xảy ra khi trám răng
♠ Đau và nhạy cảm
Nhạy cảm răng sau trám là vấn đề thường gặp. Răng có thể nhạy cảm với áp lực, khí, nhiệt độ hoặc đồ ngọt. Đau cũng có thể xuất hiện ở vùng xung quanh miếng trám.
♠ Dị ứng vật liệu trám
Phản ứng dị ứng với miếng trám amalgam hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng tương tự như dị ứng ở da: phát ban và nổi mẩn.
♠ Miếng trám hư hỏng
Các lực nhai nghiến thông thường có thể làm miếng trám bị mòn, gãy vỡ. Tuy nhiên, bạn không thể tự phát hiện được. Nha sĩ sẽ thông báo cho bạn khi khám răng định kỳ. Trường hợp miếng trám quá lớn, miếng trám cũng có thể rơi ra.
♠ Chú ý vấn đề nghiến răng
Nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng giống mô tả về thói quen nghiến răng, cần báo cho nha sĩ ngay