Sâu răng ở trẻ em – Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Sâu răng ở trẻ em là vấn đề răng miệng phổ biến. Vậy ba mẹ cần phải xử lý răng sữa bị sâu như thế nào? Nhổ ngay răng sâu hay áp dụng các biện pháp khác nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo con có sức khỏe răng miệng tốt. Để tìm hiểu sâu hơn, mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Theo nghiên cứu, hơn 85% trẻ em Việt Nam 6-8 tuổi sâu răng sữa và trung bình mỗi em có trên 6 răng sữa bị sâu. Đây là một con số đáng lo ngại bởi sâu răng không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày mà còn tác động đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tương lai của răng vĩnh viễn khi bé lớn lên.
Nguyên nhân gây sâu răng là do các mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày ăn mòn men răng và tạo lỗ sâu. Mảng bám răng là một chất dính bao phủ hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn, axit và nước bọt trong miệng, sâu răng ở trẻ em xảy ra khi:
– Chế độ ăn nhiều đường, bánh kẹo.
– Bú bình thường xuyên vào ban đêm.
– Không khám răng định kỳ với nha sĩ.
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
2. Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
Cha mẹ nên nắm kỹ các kiến thức phân biệt các triệu chứng hay biểu hiện sâu răng ở trẻ em ngay từ khi mới chớm xuất hiện để kịp thời xử lý. Răng sữa của trẻ mọc rất nhanh và rất dễ bị vi khuẩn tác động đến men răng và kết cấu răng. Theo kiến thức nha khoa, trẻ con bị sâu hư răng sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn mới chớm sâu: Giai đoạn này còn được gọi là sâu men. Bề mặt men răng của trẻ xuất hiện các chấm li ti vàng nâu hoặc trắng đục. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ chưa cảm nhận được cảm giác khó chịu khi ăn nhai.
Giai đoạn sâu ngà nông: Đây là giai đoạn phát triển hơn của chớm sâu, các lỗ sâu răng đã sẫm màu hơn so với giai đoạn đầu. Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ sẽ bị ê buốt hoặc khó chịu nhẹ.
Giai đoạn sâu ngà sâu: Đây là giai đoạn răng đã bị sâu rất nặng, Các lỗ sâu răng đã chuyển từ nâu sang đen, đục lỗ sâu trên bề mặt răng. Lúc này trẻ sẽ liên tục kêu đau răng khi bị tác động bởi nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh. Một số trẻ còn hình thành hiện tượng có mủ ở lợi hoặc mất hoàn toàn răng.
Các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng của con và đưa trẻ đi điều trị tại nha khoa ngay từ giai đoạn đầu để việc điều trị dễ dàng hơn.
3. Tác hại của việc sâu răng

Tác hại của việc sâu răng
Trước tiên, trẻ bị sâu răng sẽ cảm thấy đau và ê buốt, khó ăn nhai. Thậm chí với tình trạng sâu đã nặng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu ngay cả khi uống nước. Sâu răng ở trẻ nhỏ còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quấy khóc, lười ăn, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, sâu răng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm phần mềm vùng miệng rất tốn kém để điều trị dứt điểm.
Với những trẻ nhỏ bị sâu răng, hơi thở sẽ có mùi rất khó chịu khiến trẻ trở nên ít nói, thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Nếu trẻ bị sâu răng nặng, mất răng còn ảnh hưởng tới khả năng phát âm và cấu trúc xương mặt.
Khi tình trạng sâu đã ảnh hưởng tới tủy, phá hủy hoàn toàn tủy thì cách duy nhất phải áp dụng là nhổ bỏ răng sâu bởi ở giai đoạn này, tủy đã không còn khả năng phục hồi. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch. Trong trường hợp răng vĩnh viễn phải nhổ, sẽ không có răng khác mọc thay thế, buộc phải trồng răng giả với chi phí không hề rẻ.
4. Cách điều trị sâu răng ở trẻ em như thế nào?
Sâu răng ở trẻ em dẫn đến những hậu quả đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ cần dạy trẻ tuân thủ kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cũng nên cho trẻ tới thăm khám để phát hiện sâu răng, từ đó điều trị sớm để không lây lan ra các răng bên cạnh.
4.1. Đối với các vết sâu răng còn mới
Ngay khi mới chớm xuất hiện sâu răng, cha mẹ cần đưa bé tới các phòng khám nha khoa uy tín để điều trị. Giai đoạn này, các bác sĩ thường áp dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho ổ sâu phát triển thêm. Với biện pháp trám răng, răng trên hàm của trẻ sẽ được giữ nguyên vẹn, không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và tiêu hóa của trẻ.
4.2. Đối với các vết sâu răng đã lớn
Bước sang giai đoạn sâu nặng hơn với biểu hiện là các lỗ sâu ngày càng lớn và đậm màu, gần như ăn hết phần răng của trẻ, cha mẹ không nên quá vội vàng yêu cầu nhổ bỏ phần răng sâu còn lại. Lý do là bởi răng sữa nếu nhổ bỏ quá sớm sẽ tác động không nhỏ tới cấu trúc xương của trẻ, gây lệch hàm hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến răng vĩnh viễn sau này.
Thay vào đó, răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm lung lay và rụng răng sữa, khi đó gốc răng sữa sẽ bị tiêu biến đi. Nếu cha mẹ nhổ bỏ răng sữa sớm cho trẻ, răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch, đặc biệt là răng số 6. Răng 6 nhiều khả năng sẽ mọc đẩy về phía trước và mọc chen chúc vào vị trí của các răng vĩnh viễn khác.
Các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất dựa trên tình trạng sâu răng của trẻ. Thông thường cách tốt nhất là bảo tồn phần răng còn lại cho tới khi răng vĩnh viễn mọc thay. Vì vậy cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định can thiệp lên răng của trẻ.
5. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em?

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em?
Ngay từ khi hình thành răng sữa, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Với trẻ chưa thể sử dụng kem đánh răng, phụ huynh có thể sử dụng dạng xịt. Với các bé lớn hơn, mỗi ngày nên chải răng đều đặn 2 lần, tối thiểu mỗi lần 2 phút. Việc vệ sinh răng sữa giữ vai trò hết sức quan trọng tới sức khỏe răng vĩnh viễn của trẻ.
Nếu được, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng thêm chỉ nha khoa để hạn chế việc hình thành các mảng bám ở kẽ răng.
Ngoài ra, phụ huynh nên tập cho các con thói quen uống nước ngay sau mỗi bữa ăn, kết hợp giữa vệ sinh răng miệng sạch sẽ và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất phòng sâu răng ở trẻ.
Hãy lưu ý kiểm soát và hạn chế trẻ sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều tinh bột kích thích vi khuẩn gây sâu răng phá hủy mạnh. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho trẻ như rau củ, trái cây để chuyển nước bọt thành chất khoáng giúp hạn chế hình thành các mảng bám và ngừa sâu răng ở trẻ em.
6. Địa chỉ nha khoa uy tín để khám răng miệng cho trẻ em
Giữa muôn vàng các nha khoa trong nước, Nha Khoa Happy chính là địa chỉ uy tín mà các bậc phụ huynh có thể an tâm. Đội ngũ nha sĩ ở Nha Khoa Happy chắc chắn sẽ xử lý ổ răng sâu của các bé một cách nhẹ nhàng và an toàn nhất, đảm bảo các con không bị đau trong suốt quá trình tiến hành xử lý răng sâu. Các bác sĩ rất thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, vì vậy luôn biết cách giúp trẻ thoải mái, hợp tác nhất.
Bên cạnh đó, nhân viên chăm sóc khách hàng tại Nha Khoa Happy luôn nhiệt tình với từng khách hàng. Những trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên tối cao.
Mọi thắc mắc thông tin liên hệ fanpage Nha Khoa HAPPY để nhận hỗ trợ. Hoặc nhanh tay gọi điện tới 0337379737 để được giải đáp và tư vấn miễn phí nhé!
Lời kết
Bệnh sâu răng ở trẻ em sẽ không còn là bệnh lý đáng ngại nếu cha mẹ thực hiện kiểm soát chặt chẽ khâu ăn uống và vệ sinh của các con. Bên cạnh đó, nếu phát hiện tình trạng răng trẻ nhỏ bị sâu hư, hãy đưa trẻ tới nha khoa để các bác sĩ nhanh chóng xử lý.





Bài viết liên quan

Top 7 phòng khám nha khoa uy tín quận Phú Nhuận
Hàm răng trắng sáng, chắc khỏe chắc hẳn là điều mà ai cũng mong muốn có được. Tuy nhiên, với...

Niềng răng trong suốt là gì? 1 số ưu và nhược điểm
Niềng răng chắc hẳn là phương pháp được nhiều người biết đến và tin dùng. Khi nhắc đến niềng răng...

Giá tẩy trắng răng bao nhiêu thì hợp lí ? Sự thật về tẩy trắng răng
Giá tẩy trắng răng sẽ tùy thuộc vào mỗi nha khoa. Càng về cuối năm thì nhu cầu làm đẹp...